I. Nguyên
nhân
Do vi rút đường
ruột gây ra.
II. Triệu
chứng
Thường xuất hiện
trong vòng 3-5 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh.
Những triệu chứng sớm của bệnh tay chân miệng gồm:
- Sốt cao, thường khoảng 38-39°C.
-
Chán ăn.
- Ho.
-
Đau bụng, đôi khi có thể gây nôn.
- Đau họng.

1. Loét miệng:
Sau 1 hoặc 2 ngày, các nốt đỏ bắt đầu xuất hiện trong miệng, quanh lưỡi,
lợi và mặt trong má. Những vết này có thể rất đau khiến trẻ khó ăn, uống và
nuốt.
2. Nổi ban trên da:
Những vị trí hay gặp nhất là ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và
thỉnh thoảng gặp ở mông và háng.

Điều quan trọng là không được làm vỡ những nốt này, vì
có thể khiến bệnh lây lan.
III. Đường lây truyền của bệnh
Bệnh chủ yếu lây theo đường tiêu hóa: nước bọt, phỏng nước, phân của trẻ
bị nhiễm bệnh. Khả năng lây bệnh cao nhất trong tuần đầu của bệnh.
- Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, nốt
phỏng bị vỡ, tiếp xúc với đồ chơi, bàn ghế,…bị nhiễm vi rút.
IV. Biến
chứng
1. Mất nước
2. Bội nhiễm
Các triệu chứng của nhiễm trùng da gồm
- Đau, đỏ, sưng và cảm giác nóng ở chỗ nhiễm trùng.
- Da rỉ nước hoặc có mủ.
3. Viêm màng não do virus
4. Viêm não

V.Phòng bệnh
Bệnh tay chân miệng
rất dễ lây, nhất là đối với trẻ em từ độ tuổi tiểu học trở xuống. Cách tốt nhất
để tránh mắc bệnh và lây lan bệnh là tránh tiếp xúc gần với người bệnh. Mọi
người cùng tham gia thực hiện, trong đó các bà mẹ, cô giáo và người chăm sóc
trẻ cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây
1. Ăn chín uống sạch.
- Ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi để nguội.
- Ăn ngay sau khi nấu xong, không cho ruồi, gián, chuột chạm vào thức
ăn.
- Trong nhà trẻ, mẫu giáo mỗi em dùng chén, ly, muỗng, khăn lau tay,….
riêng.
2. Ở sạch.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, chăm sóc trẻ, làm thức ăn, cho trẻ
ăn và ngay sau khi đi vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, sau khi xong công việc.
- Rửa tay cho trẻ hoặc hướng dẫn cho trẻ rửa tay bằng xà phòng nhiều lần
trong ngày. Mỗi em dùng một khăn lau tay riêng.
- Quết nhà, lau nhà hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn, dọn dẹp nhà
cửa thông thoáng.
- Không đi cầu, đổ phân của trẻ ra ruộng đồng, ao, mương, sông, suối.
Mỗi gia đình nên có nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Bàn ghế, đồ dùng hằng ngày của trẻ phải được lau sạch hằng ngày. Riêng
nhà trẻ, mẫu giáo cần vệ sinh, sát khuẩn 1lần/ ngày bằng dung dịch cloramine B.
Cha mẹ, thầy cô giáo cần chú ý đến miệng, bàn tay, bàn chân trẻ mỗi
sáng, nếu thấy có những chấm đỏ, bóng nước nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay
và thực hiện đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Nếu trẻ bị bệnh tay chân
miệng, cần cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan trong trường học.
Trường Thủy, ngày 22 tháng 5 năm 2020
Hiệu trưởng
Nhân viên y tế
Hoàng Thị Lài Nguyễn
Thị Kim Oanh