1.
Tạo môi trường giao tiếp cho trẻ:
Để có thể giao tiếp tốt, trẻ cần có môi trường phù hợp để thực hành. Khi
này, thầy cô cùng cha mẹ cần có sự phối hợp để trẻ có được những môi
trường giao tiếp lành mạnh, phù hợp. Khi ở nhà, cha mẹ nên dành nhiều thời gian
để trò chuyện cùng con, giúp con có thể chia sẻ nhiều thông tin, giải đáp thắc
mắc. Đến trường các bé được gặp nhiều bạn bè, học hỏi được nhiều thông tin bổ
ích, cùng nhau tham gia các trò chơi, khám phá nhiều điều mới lạ,...
Khi có môi trường giao tiếp trẻ sẽ phát huy được khả năng ngôn ngữ của mình, bé
sẽ thấy vui vẻ, thân thiện, thích được giao tiếp hơn. Người lớn cần quan sát
các biểu hiện của trẻ để có thể đưa ra phương án giáo dục trẻ phù hợp. Nếu thấy
trẻ có biểu hiện nhút nhát,lười giao tiếp cha mẹ nên động viên trẻ, kích thích
trẻ giao tiếp. Cùng với đó, những trẻ này cần được hòa đồng với các bạn giao
tiếp tự tin để bé có thể hòa nhập và giao tiếp tốt hơn.
Có môi trường giao tiếp phù hợp bé sẽ phát triển kỹ năng tốt hơn.
2. Trò chuyện cùng con:
Trò
chuyện cùng con cũng rất quan trọng, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để có thể
giao tiếp nhiều hơn với con.Những trẻ nào có cha mẹ dành nhiều thời gian nói
chuyện cùng sẽ hoạt ngôn ngữ và tư duy tốt hơn.
Trẻ con thì luôn thích đặt câu hỏi và
khám phá, nếu được giải đáp kịp thời sẽ giúp trẻ hiểu rõ và liên tưởng tốt hơn.
Bố mẹ có thể đặt câu hỏi cho các bé về chủ đề trường lớp, xem bé hôm nay
đi học có gì vui không, được cô dạy học những gì,...để trẻ có thể thuật lại,
điều này vừa giúp gắn kết giữa bố mẹ và bé đồng thời giúp trẻ tự tin hơn khi
giao tiếp.
Khi trò chuyện cùng trẻ cũng nên chú ý tới cách diễn đạt của con, dạy bé kể hết
câu trọn vẹn, nói chuyện có chủ ngữ, vị ngữ và thường xuyên “vâng”, “dạ” với
người lớn. Khen bé nếu bé làm đúng và chỉnh các lỗi sai của con một cách nhẹ
nhàng.
Trò
chuyện cùng con giúp tăng kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
3.
Tạo môi trường làm việc nhóm cho trẻ
Không chỉ
người lớn và trẻ em cũng cần có hoạt động nhóm. Giao tiếp chính là tương
tác qua lại giữa người này với người kia, vì thế việc trẻ có tiếp xúc với nhiều
bạn bè sẽ giúp bé cởi mở, hòa đồng hơn khi giao tiếp.
Khi hoạt động
cùng với nhau, với tư duy gần tương tự, các bé cũng dễ trao đổi, có cơ hội phát
triển ngôn ngữ nói. Cùng với đó, bé cũng học được nhiều kỹ năng mới như thuyết
phục, đàm phán để cùng nhau giải quyết vấn đề.
Môi trường làm việc nhóm giúp bé phát triển được nhiều kỹ năng hơn.
3.
Kích thích trẻ trao đổi, bày tỏ quan điểm, tư duy:
Không phải đứa trẻ nào cũng chủ động trong việc giao tiếp, cha mẹ khi này cần
chia sẻ với bé nhiều hơn để kích thích trẻ được nói. Cách đơn giản nhất đó là
đặt các câu hỏi cho bé, sử dụng các câu hỏi mở để kích thích trẻ tuy duy, sẵn
sàng nói chuyện trao đổi và bày tỏ cảm xúc, quan điểm của mình.
Hãy tìm những chủ đề mà bé yêu thích, những chủ đề thân thuộc gần gũi để giúp
trẻ có thể trao đổi được nhiều hơn. Ví dụ như việc đặt câu hỏi “Con thích ăn
món gì nhất?”, “Con thích màu sắc nào?”, “Con đi học có vui không?”, “Con thấy
các bạn ở lớp mình như thế nào?”,...
Trẻ được quan tâm cũng sẽ cởi mở và sẵn sàng chia sẻ hơn.
Trao đổi những chủ đề bé yêu thích để bé tương tác nhiều hơn.
4.
Dạy trẻ kể chuyện, đọc thơ
Một cách để giúp trẻ phát huy được khả năng giao tiếp của mình chính là
dạy trẻ kể chuyện và đọc thơ. Cách làm này mang lại hiệu quả rất tốt, trẻ sẽ
cảm thấy vô cùng vui vẻ và thích thú. Trước hết, trẻ sẽ học được cách lắng
nghe, ghi nhớ câu chuyện hay bài thơ sau đó đọc lại cho mọi người những gì bé nhớ.
Cách làm này giúp tăng khả năng ngôn từ của trẻ.
Hơn thế, bạn có thể tổ chức cho bé đóng vai thành các nhân vật trong câu chuyện
cùng với các bạn, hay vẽ tranh minh hoạt nhân vật để bé có thể vui vẻ, hào hứng
hơn khi tham gia. Đây cũng là một phương pháp rất hay giúp trẻ có được nền tảng
nghe, nói, đọc và viết rất tốt.