1. Hãy
hiểu bé, đặt mình vào bé
Các bé thường bày đồ chơi vương vãi khắp nhà, và thường thì
bố mẹ sẽ phải đảm nhiệm công việc dọn dẹp, điều này đôi khi khiến chúng ta tức
giận. Nhưng thay vì nạt nộ hay đánh bé, đừng hét lên với bé, mà hãy nói: “Mẹ
cần con dọn dẹp hết đồ chơi con vừa bày ra. Mẹ bận lắm, mẹ còn rất nhiều việc
khác phải làm”. Đừng ra lệnh cho bé theo kiểu câu hỏi như: “Con có nhặt đồ chơi
lên ngay cho mẹ không”?, bé có thể sẽ trả lời là : “không” mà chúng ta hãy
xoa dịu cơn giận dữ trong bạn bằng câu : “Con nhặt đồ chơi lên giúp mẹ
nhé”, hay : “mẹ con mình cùng dọn đồ chơi nhé”.
2. Tạo thói quen cho bé
Tạo cho bé một thói quen tốt là bạn đang “nhàn hóa” việc chăm con đấy, thay vì phải
lôi kéo, nịnh nọt, thậm chí quát mắng để con ngồi vào bàn ăn mỗi bữa, hãy cùng
bé ghi nhớ những điều cần làm bằng cách lặp đi lặp lại những câu nói như: “Phải
rửa tay trước khi ăn”, “Phải đeo dép, đội mũ khi đi ra ngoài” , “Thắt dây an
toàn khi ngồi trên xe”…Bạn hãy làm và từ từ cảm nhận thành quả “hạnh phúc” này
nhé.
3. Dạy con nên người bằng cách nói lời yêu thương
Một số phụ huynh dạy con với quan niệm "thương cho
roi cho vọt". Theo đó, con cái thường bị áp đặt rằng phải làm điều gì,
phải trở thành người như thế nào theo định hướng của bố mẹ.Song, ở một số
trường hợp, việc sử dụng đòn roi trở nên "phản tác dụng", chỉ thỏa
mãn được yêu cầu của phụ huynh nhưng lại khiến trẻ trở nên cứng đầu khó bảo.Bởi
thế, nhiều phụ huynh đã lựa chọn cách nuôi dạy, khích lệ và bồi dưỡng sự tự tin
cho con bằng cách sử dụng ái ngữ hay chính là lời nói yêu thương, nhẹ nhàng.Trẻ
con sẽ tiến bộ và phát triển tuyệt vời nếu được nuôi dưỡng trong môi trường
giáo dục đầy ắp yêu thương và tôn trọng.
Ví dụ: "Bon của bố mẹ sắp là cậu
bé 6 tuổi rồi đấy. Mẹ vui lắm khi sắp được đón sinh nhật 6 tuổi cùng
Bon"Và không quên kèm theo những câu khích lệ như: "Con trai sắp 6
tuổi rồi có khác, người lớn hẳn lên"; "Chàng trai sắp 6 tuổi ơi, cùng
mẹ nấu cơm nhé"; "Con có biết dạo này mẹ thấy con rất tiến bộ đấy.
4. Bố mẹ trở thành bạn của con
Được lớn lên trong môi trường hạnh phúc, đứa trẻ cũng sẽ sớm
bộc lộ khả năng của bản thân.Ngoài ra, thay vì ra lệnh và buộc con phải tuân
theo, chị Oanh thường khuyên răn nhẹ nhàng, thủ thỉ cùng con như một người bạn.
Chẳng hạn, khi chị muốn con không ăn
bánh kẹo trước bữa ăn, chị sẽ giải thích cho con hiểu tại sao không được làm
điều đó, hay làm điều đó sẽ khiến mẹ buồn ra sao…
Vì vậy, bố mẹ không nên ép buộc trẻ
khi con tỏ ra khó chịu. Thay vì tạo áp lực, hãy tương tác cùng con và trở thành
người bạn để con tin tưởng, chia sẻ.